Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, may mắn không có trường hợp tử vong. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em độ tuổi dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Đây là một “báo động đỏ” cho các bậc cha mẹ trước thực trạng bệnh dịch lây lan với tốc độ chóng mặt. Vậy phải làm sao để nhận biết triệu chứng và phòng ngừa, chữa trị hiệu quả căn bệnh này?
1. Triệu chứng nhận biết?
Sốt, chán ăn, ho, đau bụng, đau họnglà những triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ khi bị chân – tay – miệng. Đôi khi có thể gây nôn. Những triệu chứng này có thể kéo dài 12-48 giờ.
Sau 1-2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Những vết này rất đau, khiến trẻ khó ăn nuốt, khó chịu và quấy khóc. Thông thường những vết này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.
Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da cùng những vết loét trong miệng. Không được làm vỡ những nốt này vì có thể khiến bệnh lây lan. Các triệu chứng này có thể kéo dài tới 10 ngày.
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh Chân – Tay – Miệng?
– Bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
– Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
– Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bệnh nhân cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da.
3. Làm cách nào để phòng ngừa và chữa trị hiệu quả?
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa ngay các bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Là một trong những chuyên khoa uy tín tại Hải Phòng, Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng là địa chỉ tin cậy để cha mẹ gửi gắm sức khoẻ của bé yêu. Dưới sự dẫn dắt của BSCKII Phạm Văn Điệp – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng, nguyên Trưởng khoa tự nguyện A Bệnh viện trẻ em Hải Phòng; tập hợp đội ngũ y bác sĩ nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đảm bảo mang đến những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi và gia đình người bệnh.
Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh của trẻ, đặc biệt là trong mùa cao điểm dịch bệnh, cha mẹ cần nắm được các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả:
– Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống; không mớm thức ăn cho trẻ qua đường miệng, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn, cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa khử trùng.
– Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc
– Cách ly với người mắc bệnh
– Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ
Leave a reply
Leave a reply