1. Quá kích buồng trứng là gì?

Quá kích buồng trứng (QKBT) là một trong những biến chứng có thể gặp phải trong quá trình điều trị hiếm muộn với tỉ lệ QKBT thể nặng là khoảng 1% các chu kỳ bơm tinh trùng vào buồng tử cung và 0,5 – 5% các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguyên nhân của QKBT là do trong quá trình tiêm thuốc kích thích buồng trứng IUI, IVF, thuốc giúp trứng phát triển dẫn tới buồng trứng to lên và phản ứng quá mức gây phóng thích những chất hóa học vào máu gây ảnh hưởng đến thận, gan, phổi từ đó tạo ra một loạt các thay đổi về hô hấp, lọc máu, bài tiết, tiêu hóa…

      2. Ai là người có nguy cơ bị quá kích buồng trứng

Khoảng 33% các trườn hợp phụ nữ điều trị IVF có dấu hiệu QKBT nhẹ nhưng chỉ có 1% tiến triển thành QKBT trung bình và nặng

Nguy cơ cao bị QKBT ở nhóm sau:

  • Buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Trẻ, dưới 30 tuổi
  • Thể trạng gầy
  • Có tiền sử QKBT ở lần IUI, IVF trước
  • Có thai sau khi chuyển phôi tươi hoặc IUI
  • QKBT nặng hơn khi mang đa thai

    3. Dấu hiệu và triệu chứng của QKBT

Thông thường, hầu hết các bệnh nhân sau khi chọc hút trứng có thể cảm thấy khó chịu một chút ở bụng dưới và điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu nhận thấy các dấu hiệu sau thì có thể chị đang có nguy cơ QKBT:

  • QKBT thể nhẹ: Bụng trướng nhẹ, cảm giác khó chịu và buồn nôn
  • QKBT thể vừa: Bụng trướng căng đau bụng và buồn nôn nhiều, nôn, tiêu chảy
  • QKBT thể nặng: Bụng trướng căng rất nhiều, đau bụng nhiều, khó thở, thở nhanh, khát nước, đi tiểu ít, phù chân hoặc âm hộ, đau tức ngực.

   4. Tôi nên làm gì nếu có dấu hiệu quá kích buồng trứng

  • Nếu bị QKBT nhẹ, chị có thể tự theo dõi ở nhà và triệu chứng thường sẽ tự khỏi. Chị lưu ý uống đủ nước, nếu đau có thể uống giảm đau Pracetamol hoặc Codein theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh các thuốc chống viêm (Aspirin, Ibuprofen) vì có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.
  • Uống 2-3l nước mỗi ngày và ăn nhiều đạm
  • Các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng sau trở nặng: đau bụng, nôn, tiểu ít, đau ngực – khó thở, anh chị nên liên hệ ngay với bác sĩ để được trợ giúp kịp thời nhé

Hỗ trợ sinh sản Hải Phòng

Leave a reply