Tất cả phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT) đều dẫn đến một tình trạng kích thích buồng trứng quá mức sinh lý nhất định, hầu hết thường nhẹ và tự hồi phục về bình thường, không để lại di chứng. Trường hợp tình trạng kích thích buồng trứng diễn ra quá mức, hai buồng trứng to, đau và sự thoát dịch nội mạch ra khoang thứ ba của cơ thể được gọi là hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Dự phòng QKBT là biện pháp ưu tiên trong việc điều trị hỗ trợ sinh sản hiện nay.
Dưới đây là các chiến lược đang được áp dụng rộng rãi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ quá kích buồng trứng ở thể nặng.
1. Bác sỹ
1.1. Sàng lọc
Thăm khám và sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao quá kích buồng trứng
- Trẻ tuổi < 30 tuổi
- BMI thấp < 28kg/m2
- Bệnh nhân có tiền sử OHSS khi thực hiện kích thích buồng trứng IUI/ IVF
- Dự trữ buồng trứng tốt: buồng trứng đa nang, AFC ≥ 24, AMH ≥ 3.36 ng/ml
Để từ đó tư vấn hướng điều trị phù hợp cho từng trường hợp:
- Lựa chọn phác đồ phù hợp với liều FSH thấp
- Lựa chọn phác đồ Antagonist
- Không sử dụng hCG trong giai đoạn hỗ trợ hoàng thể
- Nuôi trứng non
1.2. Dự phòng từ lúc tiêm trigger
Trước khi tiêm trigger và chọc hút noãn chuyển phôi, phải nhận diện được các trường hợp có nguy cơ cao bị OHSS:
Siêu âm có trên ≥ 20 nang ≥ 12mm vào ngày trigger
- Trigger bằng GnRH đồng vận
- Không chuyển phôi tươi, trữ phôi toàn bộ
- Truyền Albumin dự phòng sau chọc hút trứng
Với những trường hợp IUI, khi kích thích buồng trứng có > 6 nang >12mm tư vấn bệnh nhân chuyển sang IVF hoặc hủy chu kì
2. Bệnh nhân
Tất cả những bệnh nhân sau khi chọc hút trứng đều được dặn dò về chế độ ăn và sinh hoạt:
- Ăn nhiề thực phẩm có nhiều đạm
- Uống nhiều nước
- Vận động nhẹ nhàng, hạn chế quan hệ vợ chồng sau ngày chọc trứng
Tuy nhiên, dù với tất cả các biện pháp dự phòng tốt nhất, chúng ta cũng không thể loại trừ hoàn toàn OHSS.
Các phác đồ điều trị OHSS vẫn liên tục được cập nhật thường xuyên để giảm xuống mức thấp nhất những trường hợp OHSS thể nặng.
Mọi thắc mắc anh chị vui lòng liên hệ tới:
Leave a reply
Leave a reply