Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều ca ngộ độc thực phẩm nặng, mang tính chất tập thể, số lượng người mắc đông và nhiều biến chứng. Với những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị khẩn cấp. Nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị mất nước nặng, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn đường ruột nặng, xa hơn nữa là nhiễm khuẩn huyết, rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, suy đa tạng…thậm chí là tử vong.
Đặc biệt, trong mùa hè với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng và phát triển. Thức ăn không được bảo quản, chế biến đúng cách sẽ dễ bị ôi thiu, nhiễm những chủng vi khuẩn gây hại, một số có độc tố rất mạnh. Đó là điều kiện làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở trẻ em.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ thường sẽ xuất hiện sớm sau một vài giờ hoặc xuất hiện muộn hơn sau một vài ngày kể từ khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm độc. Các triệu chứng này thường là:
– Về tiêu hóa: Đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy kèm theo triệu chứng sốt hoặc không. Khi nôn hoặc/và tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến mất nước hoặc mất nước nặng.
– Về tuần hoàn: có thể tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.
– Về hô hấp: những trường hợp nặng có thể khó thở hoặc suy hô hấp.
– Về thần kinh: khi bị ngộ độc nặng có thể có biểu hiện thần kinh: co giật, run chi. Khi không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê.
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ:
– Bảo quản thực phẩm: Tránh để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá lâu, đặc biệt là thực phẩm dễ hỏng như thịt, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa. Luôn sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm sau khi mua về. Tủ lạnh cũng thường xuyên được vệ sinh, tốt nhất là để riêng ngăn chứa thực phẩm chín và thực phẩm sống. Cũng không nên để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh.
– Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm. Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay đúng cách trước khi ăn là một trong những cách hiệu quả nhất để dự phòng ngộ độc thực phẩm.
– Nấu chín kỹ: Nấu chín kỹ thực phẩm, đặc biệt là thịt và trứng, để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ngộ độc.
– Kiểm tra hạn sử dụng: Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi cho trẻ ăn.
– Chuẩn bị thực phẩm an toàn: Sử dụng dụng cụ chế biến riêng cho từng loại thực phẩm.
– Giáo dục trẻ về an toàn thực phẩm: Dạy trẻ cách lựa chọn và ăn uống an toàn.
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, ba mẹ cần đưa ngay các bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Là Bệnh viện chuyên sâu về Nhi khoa tại Hải Phòng, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, có kinh nghiệm dày dạn trong khám và điều trị liên tục các bệnh lý Nhi khoa do đó ba mẹ hoàn toàn yên tâm gửi gắm sức khoẻ con yêu. Ba mẹ có nhu cầu đưa con đến thăm khám vui lòng liên hệ qua Hotline: 0225.385.9999 để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!
Leave a reply
Leave a reply