Mang thai là điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập của các loại vi khuẩn và nấm. Do đó, phụ nữ mang thai có tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo cao hơn phụ nữ không mang thai và phụ thuộc vào độ tuổi của thai phụ. So với người phụ nữ không mang thai thì các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng về mặt phụ khoa ở người phụ nữ mang thai có nhiễm Candida âm đạo nghiêm trọng hơn thậm chí ảnh hưởng đến quá trình mang thai và em bé sinh ra.
– NHẬN BIẾT VÀ PHÁT HIỆN MẸ BẦU CÓ NHIỄM NẤM HAY KHÔNG
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, biểu hiện đặc trưng của thai phụ là cảm giác ngứa và thường có biểu hiện tiết dịch âm đạo màu trắng đục, đặc và vón cục nhưng không có mùi.
Ngoài việc dễ bị nhiễm nấm Candida âm đạo hơn các nhóm khác thì phụ nữ mang thai nhiễm nấm Candida có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như sảy thai, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, nhiễm trùng hậu sản.
Do đó, việc giáo dục phụ nữ và phụ nữ mang thai trong các vấn đề vệ sinh hay quan hệ tình dục trong thai kỳ cũng là cần thiết trong việc làm giảm tỷ lệ nhiễm và tái nhiễm nấm Candida.
– LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA NHIỄM NẤM ÂM ĐẠO?
Để phòng ngừa và giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, mẹ bầu cần lưu ý:
Giữ cho vùng kín luôn sạch, khô thoáng
Không ngâm lâu trong nước
Không sử dụng các sản phẩm có khả năng gây kích ứng, dị ứng
Không thụt rửa
Đảm bảo quần áo luôn khô thoáng, sạch sẽ và phơi đủ nắng
Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm
Leave a reply